THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG TRONG DU LỊCH

Việc áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông vào việc điều hành du lịch sẽ giúp cho các nhân viên trong doanh nghiệp lữ hành dễ dàng tương tác với nhau hơn trên nền tảng công nghệ số. Từ đó tối ưu hóa được việc trao đổi công việc giữa các phòng ban với nhau.Thay vì cách truyền thống như lúc trước là các nhà kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới của mình bằng cách in trên các tờ quảng cáo, báo chí,.

1.Điều hành du lịch điện tử

    1. Khái niệm

     Nhà điều hành du lịch  là công ty kinh doanh lữ hành, chuyên tổ chức, sắp xếp   các dịch vụ du lịch riêng lẻ thành một sản phẩm trọn gói hoàn chỉnh để bán cho khách hàng. 

     Nhà điều hành du lịch điện tử là công ty kinh doanh lữ hành thực hiện các công việc tổ chức, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh để bán cho khách hàng trên nền tảng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

    1. Vai trò, lợi ích

    1.2.1. Vai trò

    Tăng năng suất lao động: Việc áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông vào việc điều hành du lịch sẽ giúp cho các nhân viên trong doanh nghiệp lữ hành dễ dàng tương tác với nhau hơn trên nền tảng công nghệ số. Từ đó tối ưu hóa được việc trao đổi công việc giữa các phòng ban với nhau

    Đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng: Thay vì cách truyền thống như lúc trước là các nhà kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới của mình bằng cách in trên các tờ quảng cáo, báo chí,.. Thì giờ đây với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công ty sẽ đăng tải các sản phẩm dịch vụ của họ lên các trang web, điều này sẽ làm cho khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn không mất nhiều thời gian để tìm kiếm một thông tin nào đó về sản phẩm dịch vụ từ phía công ty chỉ bằng một cú click.

    Có thể bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng hoặc cho các công ty lữ hành.

    Hạn chế được rủi ro: Việc tích hợp những thông tin trên ứng dụng điều hành sẽ giúp cho các thông tin cũng như tính năng dữ liệu được cập nhật từng phút, với vị trí là người giám sát thường xuyên sẽ hạn chế được các rủi ro không mong muốn.         Ngoài ra, hệ thống sẽ quản lý toàn bộ những sản phẩm du lịch của doanh nghiệp

một cách chi tiết, cho nên sẽ hạn chế tối đa việc thiếu sót trong quá trình triển khai, thực hiện tour cũng như xây dựng các tour sản phẩm cho doanh nghiệp.

 1.2.2. Lợi ích

    Tiết kiệm chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp: với sự trợ giúp của phần mềm nhiều công việc thủ công sẽ được loại bỏ. Từ đó, năng suất lao động tăng lên, doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân sự, giảm thiểu rủi ro và sai sót

    Quản lý được từ xa: Giúp doanh nghiệp và nhân viên dễ dàng kết nối cũng như quản lí điều hành công ty du lịch mọi lúc, mọi nơi trên bất kỳ thiết bị nào chỉ cần có kết nối Internet. 

    Quản lý dịch vụ: Nhờ áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm giúp doanh nghiệp tiếp nhận và giải quyết trọn vẹn các mối quan tâm của doanh nghiệp từ khâu tiếp nhận request/booking cho đến các công việc điều hành tour, quản lý kinh doanh, chăm sóc khách hàng => quản lý hiệu quả, chi tiết, chính xác

    Giới thiệu 1 số trang web, phần mềm điều hành du lịch điện tử

    Các trang Web điều hành du lịch điện tử phổ biến nhất định phải kể đến

Trang website: Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com - đang độc chiếm thị trường Việt Nam với khoảng 80% thị phần.

    Phần mền quản lý du lịch Mona Travel: Monatravel là phần mềm quản lý du lịch của công ty Mona Media, được tích hợp nhiều giải pháp công nghệ mới.    Thông qua việc truy cập website hoặc ứng dụng, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc như: quản lý tour, quản lý thông tin, chăm sóc khách hàng, quản lý công nợ, các loại hợp đồng, thống kê báo cáo… một cách dễ dàng

2. Đại lý du lịch điện tử

2.1. Khái niệm

    Đại lý du lịch về cơ bản là những trung gian đóng vai trò là đại lý bán hàng cho các công ty du lịch và nhà bán buôn. Như vậy, họ không sở hữu các dịch vụ và không thể dự trữ các sản phẩm du lịch. Thay vào đó, họ chỉ lưu trữ thông tin du lịch dưới dạng tài liệu quảng cáo, tờ rơi và dữ liệu, và chuyên môn cá nhân của các chuyên gia tư vấn du lịch. Do đó, các đại lý du lịch chịu rủi ro tài chính hạn chế vì họ không mua trước các sản phẩm du lịch. Họ chỉ giữ chỗ, xác nhận, mua và phát hành giấy thông hành (tức là vé và chứng từ) khi có yêu cầu của khách hàng.

    Đại lý du lịch điện tử là đại lý du lịch áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông thực hiện các chức năng kinh doanh, bán các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp lữ hành. CNTT-TT cung cấp nhiều công cụ cho các đại lý du lịch, bằng cách cung cấp cơ chế trao đổi thông tin và phân phối sản phẩm du lịch. Công nghệ thông tin và truyền thông đã cho phép các đại lý xây dựng hành trình du lịch phức tạp trong vài phút, đồng thời cung cấp lịch trình, giá cả và dữ liệu sẵn có cập nhật. 

2.2. Lợi ích

    Công nghệ thông tin và truyền thông đã đưa ra những cải tiến lớn trong tổ chức nội bộ của các công ty du lịch.  Bằng cách tích hợp các chức năng của văn phòng hỗ trợ (ví dụ: kế toán, quản lý nhân sự) và front-office  (ví dụ: lưu giữ lịch sử khách hàng, thiết kế tour, bán vé và liên lạc với nhà cung cấp), các công ty du lịch có thể phối hợp hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Những lợi ích có thể kể đến như:

    Kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn: Vì các giao dịch được thực hiện tại các chi nhánh có thể tự động được báo cáo lại cho trụ sở chính.

    Giúp công ty cạnh tranh tốt hơn trên thị trường: các giao dịch cung cấp dữ liệu về tình hình thị trường giúp công ty luôn cập nhật kịp thời và thích ứng tốt hơn.     Bên cạnh đó, bộ phận quản lý quan hệ khách hàng cũng lưu giữ thông tin khách, giúp công ty đưa ra những sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với nhu cầu của khách => Khách hàng được chăm sóc và hỗ trợ với dịch vụ tốt hơn, gắn bó chặt chẽ hơn với công ty.

    Tuy nhiên, CNTT-TT và Internet đưa ra một số thách thức chính. Sự sẵn có của thông tin thông qua một loạt các phương tiện truyền thông, cũng như sự minh bạch về giá cả và sản phẩm thông qua Internet, có nghĩa là các đại lý cần phải làm việc chăm chỉ hơn để giành được sự tôn trọng của khách hàng. Khi người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn, họ yêu cầu nhiều thông tin chuyên biệt hơn và yêu cầu công ty du lịch của họ cung cấp thông tin đó. Hơn nữa, các công ty du lịch truyền thống cần phải cạnh tranh với một số công ty mới, chẳng hạn như Expedia, Travelocity và lastminute.com, cho phép người tiêu dùng truy cập thông tin và đặt chỗ trực tuyến.    Việc lựa chọn nền tảng công nghệ và nhà cung cấp phù hợp, đồng thời tích hợp các ứng dụng đã được thiết lập trong công ty) cũng có thể gây khó khăn cho các công ty du lịch mới bắt đầu. Tuy nhiên, chỉ có một số công ty phát triển các nền tảng để giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng. Hầu hết công ty bỏ qua sự phát triển này và không chuẩn bị cho những thách thức công nghiệp mới

TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1

TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 2

3. Các điểm đến du lịch điện tử

3.1. Khái niệm, vai trò

    Điểm đến điện tử (E - destination): là tập hợp các thông tin, sản phẩm du lịch, tiện ích, dịch vụ… dưới 1 “thương hiệu điểm đến” trên nền tảng ICT. Thông tin và công nghệ truyền thông (ICT – Information & Communication Technologies).

    E-destination sử dụng để quản lý, kết nối các chức năng, tiện ích, dịch vụ tại địa phương để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin, khảo sát, trải nghiệm, thiết kế chuyến đi và mua dịch vụ của khách.

    E-destination có thể thiết lập sự tương tác của khách hàng với các nhà cung ứng dịch vụ tại địa phương cũng như tương tác với khách hàng khác. 

    Khách hàng của E-destination có thể là người làm du lịch (để xây dựng sản phẩm tour), sinh viên chuyên ngành (để tìm kiếm thông tin phục vụ học tập), hoặc khách du lịch thuần túy.

3.2. Một số điểm đến du lịch điện tử tại Việt Nam

    Điển hình là Đà Nẵng luôn là một trong những nơi áp dụng công nghệ vào du lịch đầu tiên của Việt Nam. Vào ngày 15/9 sở du lịch Đà Nẵng đã tổ chức chương trình “Trải nghiệm du lịch Đà Nẵng trên không gian số” giới thiệu phiên bản nâng cấp “Một chạm đến Đà Nẵng trên công nghệ VR360 và vũ trụ ảo” ( VR360 là công nghệ tạo ra những bức ảnh toàn cảnh 360 độ và liên kết lại chúng lại với nhau tạo thành 1 tour du lịch ảo 360 độ, giúp người xem dễ dàng hình dung được không gian, cảnh vật một cách trực quan và sinh động nhất. Thông qua việc tương tác trực tiếp với ảnh 360° (chọn vị trí, chọn góc nhìn, phóng to, thu nhỏ, xem các thông tin liên quan...), người xem sẽ có cảm giác như đang có mặt ở địa điểm được thể hiện trong ảnh, không gian) với sự tích hợp hoàn hảo giữa công nghệ VR360 và không gian metaverse với độ chính xác như ngoài đời thực. Mertaverse là công nghệ của tương lai và du lịch Đà Nẵng là đơn vị du lịch đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ tương lai này trong việc quảng bá, xúc tiến đến với du khách trong và ngoài nước. Đến bây giờ 2022 Đà Nẵng đã triển khai hầu hết tại các điểm đến tại thành phố.

    Tại các điểm đến ở Hà Nội, nhiều di tích, làng nghề đã ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh. Trong số đó, có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng,... đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến. Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám xây dựng thư viện 3D, cho phép du khách sử dụng nhiều ngôn ngữ để tìm kiếm thông tin. Sở Du lịch Hà Nội đã hoàn thiện bản đồ du lịch Thủ đô dưới dạng số hóa, nhằm giúp các đơn vị kinh doanh du lịch và du khách dễ dàng tra cứu điểm đến.

    Ứng dụng công nghệ vào hoạt động, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội cũng tổ chức triển lãm, trưng bày trực tuyến tại trang web:trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn và giới thiệu các tour tham quan ảo 360 độ về các triều đại gắn với Hoàng thành Thăng Long, các di tích lịch sử tiêu biểu tại đây và các sự kiện lớn của đất nước. Theo đánh giá chung của cơ quản lý điểm di tích này, phương thức trên bước đầu được khá nhiều du khách quan tâm, truy cập vào trang trưng bày trực tuyến để tìm hiểu các cuộc trưng bày, tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long trong thời gian này.

    Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng cho tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” tại 2 địa chỉ http://khonggianao.huetourism.gov.vn http://khonggianao.visithue.vn. Đây chính là ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, kích cầu du lịch, nhằm đóng góp vào sự phục hồi và phá triển bền vững theo hướng hiện đại. Những tiện ích này được tổ chức trên nền tảng triển lãm ảo (Virtual Exhibition) thông qua kết nối trực tiếp với người dân. Từ đó, giúp du khách dễ dàng tìm hiểu và trải nghiệm không gian số toàn bộ không gian triển lãm, gian hàng, sản phẩm dịch vụ,…

    Việc không ngừng áp dụng công nghệ ảo, tăng cường hiệu quả truyền thông, tính tiện ích do du khách trên nền tảng du lịch đang là chìa khóa để phát triển du lịch Việt Nam.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HÀNG NGA

Địa chỉ: 660 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp, TPHCM

Email: Hangngatravel@gmail.com

Hotline: 0909909872


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng