Công nghệ thông tin và tiếp thị điểm đến du lịch
Việc tiếp thị điểm đến đã vận dụng trí óc của cả những người thực hành và học thuật là rõ ràng từ các tài liệu học thuật và báo cáo tư vấn đã xuất bản của các tổ chức du lịch quốc gia, khu vực và địa phương
CÔNG NGHỆ VÀ TIẾP THỊ ĐIỂM ĐẾN
1. Sự hữu dụng của website trong tiếp thị điểm đến
Việc tiếp thị điểm đến đã vận dụng trí óc của cả những người thực hành và học thuật là rõ ràng từ các tài liệu học thuật và báo cáo tư vấn đã xuất bản của các tổ chức du lịch quốc gia, khu vực và địa phương. Nói một cách đơn giản, các điểm đến khách du lịch yêu cầu có các điểm tham quan và nhà cung cấp chỗ ở của họ đáp ứng về mặt tài chính, mang lại việc làm và thu nhập bởi các tổ chức tiếp thị điểm đến du lịch.
1.1.Mục đích tiếp thị
Các trang website có mục đích đó chính là thu hút và duy trì sự chú ý của khách hàng tiềm năng, khách du lịch có thể sử dụng các thiết bị công nghệ để tìm kiếm điểm đến mình mong muốn.
Giới thiệu, quảng bá hình ảnh của điểm đến, nét đẹp tính cách và nét văn hóa của người dân địa phương tới công chúng và khách du lịch, khách du lịch có thể sử dụng các phương thức thu thập thông tin để đảm bảo tốt nhất việc mua hàng của họ không bị lãng phí tiền.
Xúc tiến sản phẩm hoặc dịch vụ tới các khách hàng mới thông qua những lời giới thiệu, thường là truyền miệng.
Xây dựng và chia sẻ rộng rãi nội dung thông tin như một cách để biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, và khách hàng thực sự trở thành khách hàng quen.
Giới thiệu đến người dùng thông tin điểm đến về nhiều lĩnh vực như tài nguyên du lịch (thiên nhiên, văn hóa, di sản…), các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch… và nhiều hoạt động khác mà từng đối tượng du khách có thể trải nghiệm.
Thực hiện các chiến dịch xúc tiến quảng bá. Trong thời buổi thị trường cạnh tranh như hiện nay cùng với tốc độ lan truyền tin tức nhanh chóng, sản phẩm tốt không thôi là chưa đủ mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong các hoạt động xúc tiến. Cần phải quảng bá, truyền tải thành công những giá trị của sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng. Từ việc thu hút, tiếp cận, tương tác tốt thì mới có thể thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của mình.
1.2. Mục đích truyền thông
Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp (tổ chức) đến người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng hơn trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan trong lĩnh vực du lịch. Với sự phổ biến của phương tiện truyền thông hiện nay, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng có nhiều đổi mới, bắt kịp với xu hướng để thu hút được sự chú ý của khách du lịch nhiều hơn với mỗi điểm đến.
Mục đích của truyền thông trong du lịch là truyền tải những thông tin chung về điểm đến với khách du lịch để du khách có thể lựa chọn điểm đến phù hợp. Thông tin về các loại phương tiện giao thông, tuyến đường đi tới điểm đến như máy bay, tàu hỏa, xe khách, các thủ tục nhập cảnh, visa hay phong tục tập quán, văn hóa của địa phương mình cần đến. Thông tin về các điểm đến và sản phẩm du lịch hấp dẫn tại địa phương. Và mục đích cuối cùng của truyền thông là hướng đến khách du lịch thông qua các chủ thể của điểm đến và bản thân khách du lịch nên làm trước chuyến đi của du khách, trong chuyến đi và sau chuyến đi đều cần xác định rõ các nội dung truyền thông phù hợp cho từng đối tượng.
Sau một thập kỷ phát triển, các trang web ngày càng trở nên phổ biến phương pháp tìm kiếm thông tin. Chúng cũng mang lại nhiều lợi thế cho các tổ chức tiếp thị điểm đến với ngân sách hạn chế bao gồm chi phí quảng cáo tại thời điểm mà nhiều phương tiện quảng cáo truyền thống hơn ngày càng trở nên rạn nứt do số lượng ngày càng tăng của các kênh truyền hình, các trang thông tin mạng đặc biệt là công nghệ Marketing.
1.3. Sử dụng website trong mục đích kinh doanh du lịch
Đối với du khách: website trực tiếp bán sản phẩm hoặc qua các liên kết bán (đường dẫn đến các trang web của nhà cung cấp dịch vụ). Nhờ vậy sẽ tiết kiệm và linh hoạt được thời gian. Giúp du khách dễ dàng tiếp cận các thông tin điểm đến về địa chỉ liên hệ, tour du lịch, thời gian khởi hành, hình ảnh của điểm tham quan.
Đối với các nhà điều hành & tổ chức tour du lịch: Mục đích cuối cùng của việc quảng bá website chính là gia tăng doanh số bán hàng. Khi hai mục tiêu trên hoàn thành, các tổ chức sẽ dễ dàng bán được hàng, cải thiện doanh số cho doanh nghiệp. Tích hợp chức năng tìm kiếm thông tin về những dịch vụ riêng biệt, tìm kiếm đối tác và các chức năng cần thiết khác… để thiết kế chương trình, tổ chức thực hiện tour du lịch và các hoạt động khác cho khách…
1.4. Tạo một nguồn tài nguyên thông tin về du lịch
Đối với người hoạt động trong lĩnh vực du lịch : để cập nhật kiến thức điểm đến, nhận phản hồi chất lượng sản phẩm từ du khách, phục vụ mục đích thiết kế xây dựng sản phẩm và làm mới sản phẩm du lịch (bổ sung, thay thế tuyến điểm, dịch vụ từ sản phẩm có sẵn…) thông qua lượt xem hoặc lượt quan tâm, số lượng phản hồi của tour. Tạo sự kết nối với khách hàng tiềm năng. Qua đó cũng góp phần nâng cao thêm hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng, chiến lược tiếp thị, kinh doanh…
Đối với sinh viên đang theo học ngành du lịch: website giúp tìm hiểu, bổ sung kiến thức về tài nguyên du lịch như thiên nhiên, văn hóa, di sản, sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch tại điểm đến, các doanh nghiệp du lịch, hành vi và nhu cầu đặt mua tour của du khách phục vụ cho công việc học tập và làm việc sau này.
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 2
2. Nhận diện du khách
Định nghĩa “du lịch (tourism)” của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là một hiện tượng kinh tế- văn hóa- xã hội kéo theo sự dịch chuyển của người dân đến các nơi hoặc các nước khác với môi trường thường nhật của họ nhằm mục đích cá nhân hoặc thương mại.
Định nghĩa “tourist” của từ điển Cambridge: Tourist is people who travels and visits places for pleasure and interest.
Việc nhận diện khách hàng tùy thuộc vào phạm vi hiểu của từ “ngành công nghiệp du lịch” (tourism industry) và “sản phẩm du lịch” (tourist product) vốn bao gồm:
• Lưu trú (accommodation only, or hospitality- lưu trú có nhà hàng phục vụ ăn uống, có tích hợp đại lý du lịch và dịch vụ khác…)
• Vận chuyển du lịch
• Tour du lịch
• Dịch vụ văn hóa
• Hoạt động thể thao & nghỉ dưỡng
2.1. Nhận diện du khách tại các doanh nghiệp lữ hành
Du khách được nhận diện theo các mảng kinh doanh lữ hành mà đơn vị có thể khai thác tùy theo năng lực chuyên môn và các nguồn lực của mình.
• Khách du lịch quốc tế: là một người ra khỏi quốc gia đang sinh sống trong thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục tiêu không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
• Khách du lịch nội địa: là một người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó với thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục tiêu không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
• Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
• Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.Trong từng mảng kinh doanh, khách du lịch được phân chia theo đối tượng phù hợp với hệ thống sản phẩm của đơn vị:
• Khách du lịch cá nhân, bao gồm:
• Khách đi riêng lẻ (FIT) Họ có thể là khách đi du lịch một mình, cặp vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật, gia đình nhỏ đi nghỉ hè hay nhóm bạn rủ nhau đi tham quan nghỉ dưỡng…
• Khách đi theo đoàn (group) là một nhóm người đi chung với nhau trong cùng một chuyến du lịch. Gọi là khách đoàn khi nhóm đó có từ 12 khách trở lên và tất cả những người này sẽ có chung với nhau một lịch trình. Họ sẽ sử dụng các dịch vụ giống nhau từ ăn uống đến tham quan và nghĩ ngơi trong suốt quá trình thực hiện Tour. Tất cả các dịch vụ này sẽ do chính quý khách lựa chọn dưới sự tư vấn của đơn vị lữ hành. Khách đoàn có thể hiểu như là một đoàn riêng.
• Khách gia đình (family)
• Khách du lịch “khen thưởng” (incentive) là hình thức du lịch được tổ chức với mục đích khen thưởng cả cá nhân hay tập thể trong một tổ chức quy mô, nhờ đó có thể tạo động lực cho các thành viên cố gắng, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết, kết nối văn hóa trong môi trường làm việc.
• Khách kinh doanh, có hoặc không kết hợp du lịch (business travel) là một phần đi công tác, một phần du lịch giải trí. Đó là kết hợp một chuyến công tác với một kỳ nghỉ kéo dài trước, trong hoặc sau sự kiện làm việc.
• Khách hội nghị, hội thảo, triễn lãm (MICE) Du lịch vừa giúp hoàn thành công việc, có nhiều ý tưởng mới mẻ và vừa tạo cho du khách những phút giây thư giãn, thoải mái nhất tại nơi xa lạ. Được tổ chức với mục đích để các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, gặp gỡ và tìm đối tác, khách hàng với mục tiêu phát triển thị trường và mở rộng các hoạt động kinh doanh, đây là loại hình du lịch đẳng cấp.
• Khách du lịch hành hương (pilgrimage) là một nhánh của loại hình du lịch tôn giáo. Trong đó, các tour hành hương thường được tổ chức vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh để đạt được các giá trị và thực hành tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là tham quan các công trình kiến trúc, di tích và hiện vật tôn giáo.
=> Từ các loại du khách trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chương trình du lịch phù hợp với từng loại du khách.
2.2 Nhận diện khách hàng tương lai
Cơ sở hình thành khách hàng tương lai:
Sản phẩm mới: khách du lịch bản thân họ luôn muốn được trải nghiệm những điều mới lạ tại những nơi mà họ đặt chân đến. Và trong tương lai khi mà những điểm đến quá đỗi quen thuộc thì điều họ cần khi đến với du lịch là được trải nhiệm những sản phẩm du lịch mang tính độc đáo thú vị. Từ đó, ta định hướng được như cầu khách hàng và tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đổi mới không ngừng để kích thích sự tò mò của khách hàng và tạo dòng khách hàng liên tục.
Nguồn lực của đơn vị và nguồn cung ứng dịch vụ: thoải mãn nhu cầu của khách hàng hiện nay là điều không khó nhưng cũng không phải dễ, nó phụ thuộc vào nhiều rất nhiều yếu tố. Vì vậy nếu doanh nghiệp dữ hành, nhà hàng khách sạn không đủ nguồn lực để giải quyết những nhu cầu của khách hàng thì sẽ làm mất đi lượng khách hàng hiện tại, mất đi uy tín của doanh nghiệp dẫn tới việc lượng khách hàng trong tương lai mất đi. Vì vậy cần xây dựng nguồn lực cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp để tạo được lòng tin, lồng trung thành từ khách hàng hiện tại tạo tiền đề cho sự phát triển của lượng khách hàng trong tương lai.
Hành vi tiêu dùng du lịch trong tương lai: như đã nói khách hàng luôn muốn thoả mãn sự tò mò vì vậy họ sẽ luôn tìm đến sự mới mẻ, thú vị. Từ đó ta nắm được nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu để thu hút khách hàng sử dụng những dịch vụ bên mình.
Sự phát triển công nghệ: ngày nay việc đưa thông tin sản phản đến tay khách hàng là một chuyện hết sức dễ dàng. Vì vậy việc áp dụng sự phát triển công nghệ để tiếp cận khách hàng cũng là một trong những cách tạo lượng khách hàng không chỉ trong tương lai mà còn cả hiện tại.
Mục đích:
Xây dựng các định hướng chiến: để có thể tạo được dòng khách ổn định, chúng ta cần nắm chắc được được thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng để có thể xây dựng những kế hoạch phát triển những định hướng chiến lược thu hút khách hàng trong tương lai. Thu hút đúng khách hàng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng
Chủ động chuẩn bị nguồn lực: khi đã xác định được lượng khách hàng mà mình nhắm tới thì việc chuẩn bị sẵn sàng chuẩn bị 1 nguồn nhân lực có thể đáp ứng đc nhu cầu của khách hàng là 1 điều rất quan trọng. Khi khách hàng có đc những trải nghiệm tốt thì thương hiệu doanh nghiệp ngày càng được biết tới và ngày càng thu hút khách hàng.
Xây dựng sản phẩm phù hợp: tùy theo nhu cầu của khách hàng mà ta sẽ xây dựng những sản phẩm phù hợp với khách hàng. Khi nhận diện được khách hàng, ta sẽ xây dựng những sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng đảm bảo cho khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất khi đến và trải nghiệm sản phẩm.
Xây dựng kênh bán phù hợp: hiện nay có rất nhiều cách để có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nhưng tùy theo lứa tuổi, những yếu tố khác ta sẽ đưa sản phẩm đến khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: giới trẻ hiện nay thì được tiếp cận với công nghệ thông tin nên việc đưa sản phẩm đến tay du khách hàng rất dễ dàng khi mà họ có theer tìm thông tin sản phẩm ở bất cứ đâu. Còn với người lớn tuổi hơn thì việc tiếp cận công nghệ thông tin k được phổ biến như giới trẻ vì vậy ta có thể mang sản phẩm đến với khách hàng bằng cách gọi điện, phát tờ rơi để có thể trực tiếp tư vấn khách hàng để KH hiểu rõ về sản phẩm mình đưa ra và đến trải nghiệm.
Khách hàng tương lai gồm:
Khách hàng hình thành tự nhiên và thường xuyên (first-time traveler): là những khách hàng lần đầu đi du lịch, và đi du lịch 1 cách thường xuyên. Đối với khách đi du lịch lần đầu sẽ khó có định hướng cho chuyến đi vì vậy nếu có được những thông tin tư vấn sản phẩm du lịch họ sẽ có xu hướng lựa chọn và trải nghiệm. Đối với những khách hàng thường xuyên thì là lượng khách màu mỡ cho các doanh nghiệp lữ hành nhưng cũng là những thách thức cho doanh nghiệp khi du lịch qua thường xuyên sẽ khiến họ cảm thấy nhàm chán và luôn đòi hỏi những điểm mới điểm thú vị và doanh nghiệp phải luôn chạy theo nhu cầu của khách hàng nhưng nó lại là nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Khách hàng hiện đang tồn tại, nhưng đơn vị sẽ khai thác trong tương lai khi có đủ điều kiện: là những dòng khác hàng đã và đang sử dụng các loại dịch vụ của doanh nghiệp, là nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Và ở dongf khách hàng này luôn có tiềm năng khai thác nhiều hơn như giới trẻ hiện nay.
Khách hàng hiện đang tồn tại, nhưng chuyển đổi nhu cầu: là khách hàng đã sử dụng dịch vụ nhưng muốn tìm sự đổi mới trong việc thỏa mãn nhu cầu dịch vụ.
Khách hàng của những mảng kinh doanh mới trong định hướng kinh doanh tương lai của doanh nghiệp là những khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Doanh sẽ xây dựng sản phẩm du lịch dự trên những nhu cầu của khách du lịch như mua sắm, làm đẹp,…
3. Khai thác dữ liệu web
3.1.Hình thức manual:
Các doanh nghiệp du lịch tìm kiếm thông tin trên các website, sắp xếp lại theo nội dung và tiêu chí cụ thể, phục vụ cho việc sử dụng sau này. Những đánh giá trực tuyến, bài review, câu chuyện du lịch, tweet và hình ảnh được các doanh nghiệp tìm kiếm để biết được và phân tích, đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách du lịch với các sản phẩm du lịch.
Thường được dùng trong việc truy xuất thông tin, kết hợp với khảo sát thực tế để xây dựng sản phẩm tour du lịch. Các doanh nghiệp du lịch tạo lập các bài khảo sát dựa vào những thông tin thu thập được, có thể tổ chức khảo sát thông qua Email, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… Để xác định được nhu cầu điểm đến của du khách và tiến hành xây dựng tour du lịch phù hợp.
Tìm hiểu thông tin điểm đến trên website giúp các doanh nghiệp nắm rõ được tình hình điểm đến du khách sẽ đến để đưa ra các kế hoạch giải quyết ví dụ như là thành phố bị du lịch quá tải, tình trạng thời tiết xấu…
Doanh nghiệp du lịch thông qua các website thu thập thông tin các nhà xe, hãng hàng không, tàu thuyền để lựa chọn kết nối vận chuyển du khách.
Các doanh nghiệp du lịch tìm kiếm thông tin như thời tiết, địa hình, văn hóa… của điểm đến từ các trang web uy tín, phân tích để đưa ra những lưu ý cho du khách khi tham gia tour du lịch.
3.2.Hình thức “Web scraping”
Là quá trình sử dụng bots (các phần mềm máy tính thực hiện các tác vụ tự động) để trích xuất dữ liệu và nội dung từ các website. Những dữ liệu thu thập được sau đó sẽ được lưu thành các định dạng hữu ích như bảng tính hoặc được trích xuất bằng API để phục vụ cho đa dạng mục đích khác nhau.
Web Scraper có cơ chế hoạt động tương đối phức tạp và chúng được xây dưng bởi cá nhân hoặc một nhóm các người am hiểu về lĩnh vực này. Trước tiên, Web Scraper sẽ cần được cung cấp một hoặc nhiều URL để tải thông tin, sau đó chúng sẽ tải toàn bộ code HTML của trang web, một số công cụ có những tính năng nâng cao cho phép người dùng trích xuất dữ liệu cụ thể từ trang cần trích xuất.
Một ví dụ điển hình là bạn có thể trích xuất một mã cụ thể trên thị trường chứng khoán để lấy giá cả, lịch sử của mã đó trong những khoản thời gian cụ thể.
Thường được dùng trong:
• Tổng hợp thông tin
• Khảo sát đánh giá kênh thương mại điện tử
• Tiếp thị và bán hàng (lấy dữ liệu email, phân loại người tiêu dùng)
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HÀNG NGA
Địa chỉ: 660 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp, TPHCM
Email: Hangngatravel@gmail.com
Hotline: 0909909872
Xem thêm